Thông Báo Quan Trọng

Chúa Giáng Sinh

Sự Giáng Trần Của Đấng Christ 

Dựa trên Tin Lành Giăng 1:9-17
“Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. . . . Giăng làm chứng về Ngài khi kêu lên rằng: Ấy là về Ngài mà ta đã nói: Đấng đến sau ta trổi hơn ta, vì Ngài vốn trước ta.” (Giăng 1:11, 15)

Thật thú vị để chú ý từ câu 7 đến 17, trong những dạng thái khác nhau, chữ “đến” được dùng trong vài quan hệ liên quan đến sự giáng trần của Đức Chúa Trời.  Đoàn dân đông trong thế gian gọi sự đến là Giáng Sinh, Hội Thánh gọi sự đến là sự giáng sinh của Đấng Christ.  Một Người tên Jesus, Đấng tồn tại trước lịch sử, đã làm sự xuất hiện của Ngài trong lịch sử.  Và do đó, lịch sử không bao giờ trở lại giống như trước nữa.

Tấn thảm kịch trong tất cả sự “đến” nầy đó là hằng triệu người không có bao giờ khám phá chữ tại sao đằng sau sự giáng trần của Đấng Christ.  Họ bỏ lỡ điểm quan trọng đằng sau sự kiện thiêng liêng siêu phàm nầy.  Sự giáng trần của Đấng Christ xảy ra và Giáng Sinh trở thành hiện thực, và một số đông loài người không có một mảy may ý tưởng tại sao đằng sau lễ mừng Chúa giáng sinh.

Sứ Đồ Giăng được khải thị của Chúa ký thuật cho chúng ta một số giải đáp tại sao Đấng Christ giáng trần.

1. Đức Chúa Jesus giáng trần bày tỏ một mạc khải mới của Đức Chúa Trời
Sứ Đồ Giăng bày tỏ trong câu 18: “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha cho chúng ta biết.”  Với Môi-se, Đức Chúa Trời phán: “Ngươi sẽ chẳng thấy được mặt ta, vì không ai thấy mặt ta mà còn sống.” (Xuất Ê-díp-tô 33:20)  Ngay cả trước giả Thi Thiên tuyên bố: “Mây và tối tăm ở chung quanh Ngài.” (Thi Thiên 97:2)  Và Sứ Đồ Phao-lô viết về Đức Chúa Trời như sau: “chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được.” (1 Ti-mô-thê 6:16)

Những câu Kinh Thánh trên có thể dường như gây nên một vấn đề. Có phải Tiên Tri Ê-sai từng bày tỏ, “tôi thấy Chúa ngồi trên ngôi cao sang.”  (Ê-sai 6:1)  Và một lần nữa, “bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!” (Ê-sai 6:5)  Nhưng bày tỏ của Sứ Đồ Giăng, “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời,” có nghĩa không ai từng thấy thực chất bên trong của Đức Chúa Trời và bản chất quan trọng của Ngài.  Bây giờ sự giáng trần của Đấng Christ khiến bản chất vô hình của Đức Chúa Cha được mạc khải và được phô bày.  Tất cả sự tồn tại của Chúa Jesus, tất cả sự trở thành của Chúa Jesus, và tất cả những điều xảy ra cho Chúa Jesus – mạc khải Đức Chúa Trời là ai và giải thích điều Đức Chúa Trời làm.

Đây là điểm chúng ta cần suy nghĩ: mặc dù Môi-se không được phép thấy mặt Đức Chúa Trời, nhưng bây giờ trong Chúa Jesus giới hạn đặt trên Môi-se và Y-sơ-ra-ên đã được cất đi.  Thấy Chúa Jesus tức là thấy Đức Chúa Trời bởi vì Chúa Jesus là Đức Chúa Trời – là Đấng có Một  là Đấng Duy Nhất.  Và bởi vì Chúa Jesus là Đức Chúa Trời chức vụ của Ngài trong thế gian khiến Đức Chúa Trời được biết đến trong sự đầy trọn vinh hiển của Ngài – Ngài là ai và điều Ngài đã làm.

Với Môi-se Đức Chúa Trời phán: “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu!” (Xuất Ê-díp-tô 3:14)  Không có vị ngữ, không có vị từ!  Không có tĩnh từ miêu tả!  Nhưng khi Chúa Jesus Christ giáng trần, Ngài ban chủ ngữ và chủ thể: “Ta là người chăn hiền lành.” (Giăng 10:14)  “Ta là bánh của sự sống.” (Giăng 6:48)  “Ta là cái cửa.” (Giăng 10:9)  “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống.” (Giăng 14:6)

Do đó, mạc khải tối cao của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ một lần đủ cả trong sự sống và thân vị của Đức Chúa Jesus Christ.  Trong Đức Chúa Jesus Christ chúng ta có tất cả những gì của Đức Chúa Trời bởi vì Đức Chúa Jesus Christ là Đức Chúa Trời hiện thân trong xác thịt loài người.

2. Đức Chúa Jesus Giáng Trần Ban Tội Nhân Một Định Mệnh Mới
Sứ Đồ Giăng bày tỏ trong câu 12: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.”

Tin hoặc không tin, chúng ta tất cả là tạo vật của Đức Chúa Trời bởi vì Ngài tạo dựng chúng ta như Sứ Đồ Giăng bày tỏ trong câu 3: “Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.”  Tuy nhiên bởi vì chúng ta là những tạo vật phạm tội, tự cho mình là trung tâm vũ trụ, hư hỏng, và tội lỗi, chúng ta thật tuyệt vọng cần một sự sống mới.  Có nghĩa là được sanh ra đời phần xác đặt chúng ta trong một gia đình ở thế gian, nhưng được sanh ra thuộc linh khiến chúng ta là con của Đức Chúa Trời.

Loài người là tạo vật cần được biến đổi tái tạo.  Vấn đề là con người không thể tự biến đổi hoặc tái tạo chính họ được.  Không số lượng của sự tự cải tiến hoặc tự cải thiện nào có thể đem sự biến đổi hoặc tái tạo cho con người.  Sứ Đồ Giăng tuyên bố trong câu 13: “kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy.”  Nói cách khác, thành tích con người, thực hiện con người, hoặc tổ tiên dòng họ con người sẽ không làm được sự biến đổi tái tạo.  Sự biến đổi tái tạo không đến bởi nguồn gốc hoặc dòng dõi con người – nhưng chỉ bằng một cách mới và thiêng liêng mà thôi.  Phương cách đó được mạc khải khi Chúa Jesus phán với Ni-cô-đem: “Các ngươi phải sanh lại.” (Giăng 3:7)

Phải để ý những chữ trong câu 12: “Nhưng hễ ai.”  Sứ Đồ Giăng muốn chúng ta ý thức rằng bất kể người Do Thái, hoặc người ngoại, người giàu có hoặc nghèo hèn, người đen hay trắng, người vàng hay đỏ, người thất học hoặc trí thức, người nam hoặc nữ, người da trắng hoặc người da màu, v.v. – nếu họ tiếp nhận Đấng Christ như là món quà của Đức Chúa Trời ban và tin những chân lý của Tin Lành về Đức Chúa Jesus Christ, thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời.  Chúng ta thấy, thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời không chỉ bởi ân sủng mà thôi, nhưng còn dành cho bất cứ ai họ sẽ tiếp nhận những chân lý của Chúa Jesus.

Đây là lý do Chúa Jesus Christ giáng trần – Ngài ban tội nhân trong thế gian một định mệnh mới.  Bày tỏ theo Lời của Đức Chúa Jesus Christ phán trong Lu-ca 19:10: “Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.”  Chúng ta – tất cả mọi người chúng ta – cần món quà của sự sống mới trong Đấng Christ.

 3. Đức Chúa Jesus Giáng Trần Ban Ân Sủng Một Kích Thước Mới
Bày tỏ của Sứ Đồ Giăng trong câu 14: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, . . . đầy ơn.” Và một lần nữa trong câu 16: “Vả, bởi sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều có nhận được, và ơn càng thêm ơn.”  Và tiếp tục câu 17: “còn ơn . . . bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà đến.”

Trong Kinh Thánh Tân Ước ân sủng được dùng với một sự đầy đặn nở nang của ý nghĩa không được tìm thấy ở nơi nào khác.  Ân sủng nói đến điều gì đó hoàn toàn không xứng đáng để nhận lãnh.  Ân sủng nói đến sự nhân từ yêu thương của Đức Chúa Trời sẵn sàng để dùng cho một thế gian không xứng đáng bởi việc làm của Đấng Christ trên thập giá.  Ân sủng chính là Đức Chúa Trời trong hành động – ban cho, yêu thương, chết, và đi đến giới hạn tận cùng cho kẻ thù của Ngài.  Thật đúng tình yêu chiếu cố khi chúng ta không được ưu đãi, yêu thương khi chúng ta không đáng yêu, chấp nhận khi chúng ta không thể được chấp nhận, cứu chuộc khi dựa trên tất cả luật pháp hiện hữu chúng ta là những người không thể được cứu.

Dĩ nhiên đây là nơi giáng trần ban ân sủng một kích thước mới.  Trước khi Đấng Christ giáng trần, chúng ta có sự cung cấp của ân sủng – mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, biển, luật pháp, các đấng tiên tri, v.v..  Nhưng từ khi sự nhập thể của Chúa Jesus Christ, chúng ta có Con Người của ân sủng – là Chúa Jesus Christ – và sự đầy đủ, sung túc, và phong phú đi kèm theo!

Câu hỏi cần thắc mắc đó là: sự cung cấp bao la dư dật ân sủng của Đức Chúa Trời mênh mông như thể nào cho chúng ta?  Trả lời: ân sủng của Đức Chúa Trời lớn đủ để bao phủ tất cả tội lỗi chúng ta và rộng đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu của chúng ta.  Và ngay cả bao phủ hết tất cả những nhu cầu của loài người, thì ân sủng của Đức Chúa Trời vẫn rất mực dồi dào và tuôn tràn mãi!

Một khi chúng ta ở trong Đấng Christ ân sủng đến với Cơ-Đốc-Nhân như là những đợt sóng của biển sâu tiếp tục vào bờ.  Người tin Đấng Christ luôn luôn tiếp nhận ân sủng của Đức Chúa Trời trong nhiều cách khác nhau.  Vượt xa hơn ân sủng cứu rỗi cho người tin Chúa, Đức Chúa Trời có ân sủng thánh hoáân sủng thoả lòng, và ân sủng duy trì đáp ứng mỗi nhu cầu của chúng ta thường xuyên xảy ra.

Trong khi Giáng Sinh là bày tỏ vinh hiển của ân sủng, nhưng Ngày Thương Khó thứ Sáu chúng ta ngắm nhìn căn bản và sự bảo đảm của ân sủng.  Tại thời điểm nầy trong sự chết chuộc tội của Đấng Christ trên thập giá là sự mênh mông bao la và ân sủng vô hạn được tìm thấy.  Chúng ta không bao giờ quên lẽ thật nầy: sự tôn cao Đấng Christ trên thập giá khiến cho loài người một cách bi thảm bị lạc mất trong tội lỗi được nâng lên cao đưa cứu họ ra khỏi tội lỗi cách khải hoàn.

Thánh ca số 39: Ơn Cao Sâu:
Ơn Jê-su cao sâu lắm thay, Cứu chuộc gian ác tôi rày;
Thật miệng này tường thuật khôn thấu, Lấy tiếng nào khen ơn mầu;
Cho tâm linh tôi nay trắng phau, Tươi vui, thong thả trăm đường,
Do ơn lớn lạ lùng Cứu Chúa Jê-sus đã đoái thương.
Lạ lùng thay ơn Jê-sus sâu rộng ai dò,
Dù đại dương sâu thẳm bát ngát khôn so,
Ân điển lạ thay, có đủ ban, cho người gian ác giống tôi nay,
Dài rộng bao la hơn cả vi phạm tôi rày,
Thật vượt trên gian ác, trên xấu xa tôi;
Ô, hãy lớn tiếng chúc tán danh Jê-sus, hát tôn Danh Ngài thôi.

4. Đức Chúa Jesus Giáng Trần Ban Lẽ Thật Một Năng Động Mới
Trở lại một lần nữa với bày tỏ của Sứ Đồ Giăng trong câu 14, “đầy . . . lẽ thật.”  Và tương tự trong câu 17, “và lẽ thật bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà đến.”

Mạc khải vinh hiển của Đức Chúa Trời là điều Đấng Christ phô bày không chỉ là một biểu lộ của lẽ thật, nhưng thật là hiện thân của lẽ thật.  Lẽ thật không được tìm thấy trong một hệ thống – nhưng trong một Đấng.  Đấng Christ là lẽ thật.  Chúa Jesus Christ tuyên bố: “Ta là . . . lẽ thật.” (Giăng 14:6)  Chúa Jesus không chỉ là lẽ thật và dạy dỗ lẽ thật; nhưng Chúa Jesus còn giải phóng chúng ta được tự do khỏi tất cả sự ngu dốt và phơi bày tất cả những sai trật và điều tin tưởng sai lầm.  Sứ Đồ Phao-lô từng là giáo sư dạy rằng trong Đấng Christ “đã giấu kín mọi sự quí báu về khôn ngoan thông sáng.” (Cô-lô-se 2:3)

Như đã được bày tỏ, Đức Chúa Jesus Christ đến ban lẽ thật một năng động mới.  Bây giờ bởi vì nếp sống trọn vẹn của Chúa Jesus Christ, vì tội lỗi chúng ta bị khước từ một sự trọn vẹn, và bởi vì sự chết chuộc tội của Chúa Jesus và sự phục sinh khải hoàn của Ngài, tội nhân chúng ta có thể kinh nghiệm những lời được mạc khải trong Giăng 8:32: “các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi.”  Chúa Jesus dùng sự nô lệ như là một ẩn dụ cho tội lỗi.  Đấng Christ đã giải phóng chúng ta khỏi quyền lực trói buộc của Sa-tan và khỏi quyền lực bắt làm nô lệ của tội lỗi.

Tội lỗi có cách bắt chúng ta làm nô lệ, kiểm soát chúng ta, thống trị chúng ta, và bức chế hành động của chúng ta cho đến khi Chúa Jesus giải phóng chúng ta thật được tự do.  Nhưng làm thể nào Lẽ Thật, Chúa Jesus Christ, phóng thích một người khỏi tình trạng bị nô dịch của tội lỗi?

Một người phải đáp ứng sự kêu gọi và xin Chúa Jesus Christ cầm lấy dây cương cuộc đời mình.  Trọn vẹn đầu phục cuộc đời dâng cho Chúa Jesus Christ và xin Ngài biến đổi, tái tạo, và giải phóng khỏi sự kềm kẹp tội lỗi bởi ân sủng quyền năng vô song của Ngài.

Và như vậy, chúng ta có ý nghĩa tại sao đằng sau mùa lễ mừng Chúa Jesus giáng trần.  Hãy tiếp nhận một mạc khải mới của Đức Chúa Trời.  Hãy đơn sơ bởi đức tin, tiếp nhận một định mệnh mới Chúa ban.  Hãy kinh nghiệm một kích thước mới của ân sủng.  Và kinh nghiệm một năng động mới của lẽ thật.  Và Mùa Giáng Sinh năm nay Chúa muốn Quý Vị và tôi kinh nghiệm những mạc khải nầy cách sâu xa trong cuộc sống.

Chúng ta có ao ước kinh nghiệm và những mạc khải nầy sẽ trở nên một hiện thực trong mỗi đời sống cá nhân của chúng ta trong Mùa Giáng Sinh năm nay không?

Tôi cầu nguyện xin Chúa cho chúng ta càng hiểu sự giáng trần của Chúa Jesus Christ càng hơn mỗi ngày.  Amen.

Mục Sư Nguyễn Hoàng Chính